Thiết bị cần có trong bếp ăn công nghiệp là gì?
Mỗi bếp ăn công nghiệp cần trang bị đầy đủ các thiết bị nhà bếp. Nếu đang thiết lập gian bếp này, các bạn đã chuẩn bị đủ?
Bếp ăn công nghiệp đang dần được các chủ quản chú trọng đầu tư để nâng cao năng suất cung cấp thức ăn và an toàn thực phẩm. Vì nhu cầu thưởng thức ẩm thực hoặc món ăn của thực khách ngày càng cao. Hơn nữa, trang bị đầy đủ các thiết bị nhà bếp tại đây cũng giúp rút ngắn thời gian nấu nướng.
Các thiết bị cơ bản trong bếp ăn công nghiệp
Bếp công nghiệp là nơi chế biến hàng trăm ngàn món ăn trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học và có cả nhà hàng-khách sạn.
Để hoạt động của bếp ăn công nghiệp diễn ra suôn sẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người chủ quản phải trang bị đầy đủ thiết bị nhà bếp. Sau đó, các thiết bị cần được thu xếp tại các vị trí thích hợp để các đầu bếp thuận tiện nấu nướng.
Người chủ quản nên phân chia bếp công nghiệp thành các khu khác nhau
Để tiện cho việc vận hành bếp công nghiệp, người chủ quản có thể phân thành các khu vực theo chức năng như sau:
- Khu tiếp nhận: là nơi tiếp nhận hàng (thực phẩm và các nguyên liệu phục vụ cho việc nấu nướng). Nhân viên bếp cần phải kiểm tra thật kỹ chất lượng và số lượng hàng. Một số bếp công nghiệp đã không chú ý khâu này nên thực khách có thể bị ngộ độc thực phẩm. Các thiết bị nhà bếp ở khu này có thể là bàn inox, xe đẩy hàng inox,…
- Khu kho: nơi lưu trữ hàng như thực phẩm, gia vị, các thiết bị nhà bếp ở các khu khác. Một số mặt hàng sau khi nhập về chưa cần dùng ngay sẽ được lưu vào trong khu kho. Với thực phẩm tươi sống, đầu bếp sẽ sơ chế một số và một số cất vào trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Các nguyên liệu hoặc thực phẩm khô sẽ được đặt trên các giá để đồ. Thiết bị trong khu này bao gồm tủ mát công nghiệp, tủ đông công nghiệp, các tủ chứa đồ,…Khu vực kho cần phải cách xa khu nấu nướng. Nó cần gần khu nhập hàng và sơ chế.
- Khu sơ chế: là nơi sơ chế thực phẩm trước khi nấu nướng hoặc chế biến. Các thiết bị nhà bếp cơ bản cần có ở khu này là máy xay, máy cắt, bàn sơ chế thực phẩm, máy cưa xương, bàn sơ chế (bằng inox), bàn thái thịt, thớt chặt, bàn chậu rửa công nghiệp, giá inox treo tường, thùng đựng rác di động. Nhìn chung, khu vực này đòi hỏi nhiều công cụ.
- Khu nấu chính: là nơi sẽ tiếp nhận thực phẩm đã sơ chế từ khu sơ chế. Khi đã đến khu này, các đầu bếp cần nấu ngay. Nếu có một số thực phẩm phải chờ nấu (vẫn thuộc trong ngày) thì thực phẩm vẫn phải đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Khu này nhất định phải có nhiều bàn và giá (thường làm bằng inox – để đựng thực phẩm, gia vị,…) chụp hút khói, hệ thống vỉ nướng, tủ nấu cơm công nghiệp, bếp hầm, bếp xào, bếp nướng, bếp rán, tủ hấp 3 tầng,…
- Khu phân chia (thực phẩm): là nơi để phân chia các thực phẩm sau khi đã nấu. Đầu bếp có thể trang trí thêm một số món trước khi mang ra ngoài cho thực khách. Bàn inbox, kệ inox, tủ đựng thức ăn, xe đẩy thức ăn 3 tầng, khay đựng thức ăn, thiết bị giữ nóng thức ăn, xe đẩy hàng inox là các thiết bị nhà bếp cần thiết đặt ở khu này.
- Khu rửa: để rửa chén bát và các dụng cụ nấu sau chế biến và nấu nướng. Khu này nên có máy rửa chén bát, máy sấy chén bát, bàn chậu rửa inox, giá inox đựng chén bát và các dụng cụ (sau khi rửa), bẫy mỡ và hệ thống mương vỉ thoát sàn. Ngoài ra, khu rửa cần phải có thùng di động đựng thức ăn thừa và bàn thu gom thức ăn thừa.
Vì sao các thiết bị bếp công nghiệp thường dùng điện?
Bạn có thấy các máy móc ở các bep an cong nghiep thường dùng điện không? Vì sao các thiết bị đó đều cần điện năng?
Bếp công nghiệp cần phải đảm bảo sạch sẽ và an toàn
- Tiện lợi: các đầu bếp (chính và phụ) có thể di chuyển các thiết bị nhà bếp dễ dàng. Ngoài ra, các thiết bị đó không đòi hỏi các thiết bị phụ trợ nên việc vận hành tất cả các thiết bị trở nên nhanh gọn.
- Đảm bảo vệ sinh: ứng dụng công nghệ chuyển đổi năng lượng điện thành nhiệt nên không tạo thành nhiều khói.
- An toàn: vì các thiết bị nhà bếp chuyển năng lượng điện thành nhiệt năng nên không tạo ra ngọn lửa – nguyên nhân chính gây cháy nổ.
- Bảo vệ môi trường: vì dùng điện năng nên các thiết bị không tạo ngọn lửa. Từ đó, chúng không tạo ra khí carbon monoxide, sulfur dioxide và một số khí độc khác. Các khí này có thể gây ô nhiễm không khí và sức khỏe con người – những người đứng trong bếp.
- Không gây tiếng ồn: vì dùng điện nên các thiết bị vận hành êm ái.
An toàn khi vận hành các thiết bị nhà bếp
- Không đặt các đồ vật dư thừa vào trong đập khi một thiết bị đang chạy
- Luôn tắt và rút cả phích cắm của máy trước khi vệ sinh
- Bộ vi xử lý sản phẩm không được mở nắp
- Đầu bếp không đeo trang sức để không bị vướng vào máy
- Không mặc quần áo rộng
- Không đẩy thức ăn bằng tay vào máy (phải dùng dụng cụ chuyên biệt)
- Không bao giờ đặt tay gần bộ phận chuyển động của máy
- Quản lý nên có những buổi đào tạo hướng dẫn sử dụng máy móc trong hệ thống bếp
- Thường xuyên cung cấp các thiết bị bảo hộ cá nhân cho các đầu bếp (mũ, găng tay chống cắt vào tay,…)
- Không đặt các thiết bị chế biến thực phẩm ở lối ra vào
Lời kết
Nếu các bạn đang có kế hoạch xây dựng bếp công nghiệp hoặc chuẩn bị tiếp quản bếp nhà hàng, thì hãy lên danh sách các thiết bị nhà bếp. Gian bếp rộng lớn này không chỉ gồm có các thiết bị lớn mà còn phải được phân chia thành nhiều khu vực, việc vận hành sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Liên hệ ngay với MINATEK để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MIỀN NAM
Trụ sở: 6/11 Đường số 5, P. Bình Hưng Hoà, Q. Bình Tân, Tp HCM
Email: du.vo@minatek.vn
Tel: 094 292 6979
Website:https://minatek.vn

Tôi là Giám Đốc của Công ty TNHH Phát triển Dịch vụ Kỹ thuật Công nghệ miền Nam, là người đã dẫn dắt, đặt hết tâm huyết vào lĩnh vực thiết bị bếp công nghiệp, thiết bị inox công nghiệp.
Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết bị bếp công nghiệp, thiết bị inox công nghiệp, đặt chất lượng của sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng làm kim chỉ nam, tôi đã không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu suất công việc để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, thậm chí là những khách hàng khó tính.